Trải qua biết bao thăng trầm đổi
thay, con người nơi đây đã vượt lên bao biến động của thiên nhiên, lịch sử, các thế hệ
nối tiếp người dân nơi đây đã xây dựng nên một Nghi Văn đoàn kết.
Từ năm 1954 đến năm 1975 bước vào thời kỳ vừa sản xuất
vừa kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Đảng bộ Nghi
Văn luôn nêu cao truyền thống cách mạng, lãnh đạo
nhân dân chiến đấu và phục vụ chiến đấu, đẩy mạnh sản xuất xây dựng hậu phương vững mạnh về mọi mặt, đảm bảo giao thông vận tải thông suốt, chi viện
sức người sức của cho tiền tuyến lớn Miền Nam ruột thịt . Với khẩu hiệu “xe
chưa qua, nhà không tiếc” nhân dân nhân dân Nghi Văn đã đóng góp 31 nhà, 37 xe kiến an, 9.500 cây tre, cây bạch đàn, phi lau, để chống lầy,
làm hầm, hơn 300 người tình nguyện vận chuyển gạo, thực phẩm, hàng hoá, vũ khí
lực.
Năm 1968 Nghi Văn trở thành mục tiêu đánh phá dữ
dội của không quân Mỹ. Vào ngày 18 tháng 5 năm 1968, máy bay Mỹ tập kích
ném bom vào xóm 7 có đoàn xe vận tải chi viện cho chiến trường miền Nam
đang dừng chân tại địa bàn xã . Tháng 7 năm 1968, nhiều máy bay Mỹ đánh phá dữ
dội vào cầu Nghi Văn 1 và từ xóm 7 đến
xóm 10, đã làm cháy trên 100 nóc nhà, hàng chục người chết và bị thương, hư hỏng
nhiều cầu cống, đường sá, cây cối tan hoang, kho lương thực, kho đạn
pháo phòng không, các xe quân sự, hàng trăm con trâu, bò, lợn, gà các loại bị
chết cháy.
Trong suốt cuộc kháng chiến
chống Mỹ cứu nước, hàng ngàn người con Nghi Văn tham
gia chiến đấu ở các chiến trường, hàng trăm người TNXP có mặt trên các tuyến đường
lửa đạn và đi dân công hoả tuyến. 121 người con yêu dấu của quê hương đã hi sinh, 04 bà mẹ Việt
Nam anh hùng, 125 thương binh, bệnh binh, nhiễm chất độc hóa học, 105 người được tặng Huân
chương, Huy chương kháng chiến, các cán bộ, chiến sĩ bộ đội, dân quân dân công
hỏa tuyến đã hiến dâng cuộc đời xương máu của mình để làm rạng danh quê hương
Nghi Văn hôm nay.
Sau năm 1975, Đất nước hòa bình, Nghi Văn phải đối mặt với những khó
khăn, thử thách mới. Với lòng quyết tâm cao độ của tập thể cấp ủy, chính quyền các cấp và sự đồng
lòng giúp sức của nhân dân, Đảng bộ, chính quyền xã Nghi Văn đã lãnh đạo nhân
dân ra sức hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục và phát triến kinh tế,
văn hoá, góp phần bảo vệ Tổ quốc Việt
Nam xã hội chủ nghĩa. Trong không khí đổi mới, mọi ngành, mọi mặt đều chuyển
mình vươn dậy,
khẩn trương khắc phục nhanh những mặt yếu kém, giành thắng lợi toàn diện cả về chính trị, kinh tế,
văn hoá - xã hội, quốc phòng, an ninh và xây dựng Đảng. Từ đó, công cuộc đổi mới ở Nghi Văn đạt được nhiều thành tựu đáng tự hào, bộ mặt
nông thôn miền quê ngày càng khởi sắc, đời
sống vật chất và tinh thần của bà con lương giáo ngày càng được nâng lên rõ rệt.
Trong phát triển kinh tế, Đảng bộ và chính quyền Nghi Văn đã tập trung chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý, đẩy mạnh ứng dụng khoa học
công nghệ tạo động lực để phát triển kinh tế nhanh và bền vững. Nghi Văn thực hiện dồn điền đổi thừa quy hoạch thành những
cánh đồng mẫu lớn, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và đưa cơ giới hóa vào sản
xuất lúa, là cây trồng chủ lực nhưng đã được chuyển đổi sang
trồng lúa giống, lúa chất lượng cao để nâng cao giá trị. Chưa bao giờ tổng diện
tích gieo trồng và sản lượng lương thực lại đạt cao như giai đoạn hiện nay. Diện tích rừng trồng và khoanh nuôi tái tạo rừng
không ngừng tăng lên. Nhằm khai thác lợi thế vùng đồi núi, bà con Nghi Văn đã tập trung phát triển kinh tế vườn rừng, hàng chục trang trại chăn nuôi kết hợp trồng trọt được xây dựng, những vùng đất khô cằn nhường chỗ cho những cánh đồng
màu mỡ, đồi keo, những trang trại, vườn cây trái ngút ngàn mang đến cuộc sống ấm no hạnh phúc cho người dân.
Hiện nay toàn xã có 12 trang trại gia cầm nuôi công
nghiệp, trại lớn nhất nuôi đến 140 ngàn con trên lứa. 03 sản phẩm gồm trứng gà ác, bưởi da xanh, dưa lưới được công nhận đạt tiêu chuẩn ocop 3 sao được người tiêu dùng và các
doanh nghiệp ưa chuộng. Một tổ hợp đạt tiêu chuẩn
VIETGAP như bưởi Diễn, cam đồi; Các sản phẩm như lúa chất lượng cao, lạc sen, mật
ong, gà thịt quy mô lớn,gỗ rừng trồng đã trở thành hàng hóa
bán ra thị trường với số lượng lớn. Từ một xã chỉ có buôn bán nhỏ lẻ, lều chợ tạm,
đến nay Nghi Văn có 350 hộ kinh doanh với đa dạng hàng hóa, với 3 đình chợ kiên
cố. Năm 2023, số lao động
ở nước ngoài là 1.459 người, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn
2,01 %, hộ khá giàu ngày càng tăng, thu nhập bình quân đầu người
đạt gần 58 triệu đồng/người/năm.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, chính quyền đặc biệt là phát huy tinh thần đoàn kết chung sức đồng lòng
của toàn dân, năm 2019, Nghi Văm về đích nông thôn mới. Đến năm năm 2022 , Nghi Văn là
một trong 3 xã đạt chuẩn NTM nâng cao của huyện. Chưa bằng lòng với kết quả hiện tại, Đảng bộ chính quyền và nhân dân xã Nghi Văn lại
bắt tay vào một chương trình hành động mới đó là tiếp tục nâng cao các tiêu chí
xây dựng để trở thành xã nông thôn kiểu mẫu. Những kế hoạch mục tiêu đó đã trở
thành hiện thực nhờ sự quyết tâm, cách làm linh hoạt , ý Đảng hợp
lòng dân. Năm 2023 Nghi
Văn đạt chuẩn nông nông thôn mới kiểu mẫu, là xã đầu tiên ở Nghi Lộc về đích nông thôn mới kiểu mẫu trước mục tiêu so với nghị quyết Đảng bộ xã nhiệm kỳ 2020 – 2025 đưa ra – Một kỳ tích ở một
xã miền núi.
Diện mạo nông thôn mới kiểu mẫu ở Nghi Văn ngày càng hiện rõ theo mục tiêu sáng, xanh, sạch
đẹp. Những trường học, khu hành chính không những được xây dựng đầy đủ mà còn đẹp, khang trang hơn. Những con đường được
bê tông mở rộng, trồng thêm cây xanh, lắp hệ thống điện chiếu sáng, biển báo giao thông. Các
mô hình sản xuất và ngành nghề nông thôn trăm hoa đua nở đã góp phần quan trọng
để Nghi văn thực hiện tiêu chí thu nhập cho người dân. Trong những năm xây dựng nông thôn
mới, nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu, Nghi Văn đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng trong đó có phần đóng góp không nhỏ của nhân dân.
Cùng với phát triển kinh tế, chiến lược đào tạo con
người đã được Đảng bộ chính quyền và nhân dân Nghi Văn quan tâm một cách sâu sắc. Các trường học đã không ngừng đổi mới phương
pháp giảng dạy, chất lượng dạy và học được nâng cao, hàng năm số giáo viên học sinh giỏi được tăng lên. Phong
trào giáo dục Nghi Văn luôn nằm trong tốp đầu của huyện, 3/3 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2. Đời sống văn hóa luôn được quan tâm, giữ gìn văn hóa truyền thống, các gia đình làng xóm
ở đây đều thi đua sôi nổi thực hiện cuộc
vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư. 19/19
xóm có nhà văn hóa khang trang.
Các mô hình ứng dụng chuyển
đổi số, mô hình thôn thông minh đang triển khai ở nhiều xóm như camera an ninh,
loa truyền thanh xóm thông minh, quản lý điện chiếu sáng thông minh, sử dụng dịch
vụ công trực tuyến, thanh toán không dùng tiền mặt, các nhóm zalo, feebok ,19 làng đạt danh hiệu
làng văn hóa, 3 dòng họ đạt danh hiệu họ văn hóa, hàng năm có 90 đến 95% số hộ gia đình ở Nghi Văn đạt gia đình văn
hóa. Kinh tế xã hội phát triển, công trình phúc lợi xã hội
phục vụ công tác và sinh hoạt của cán bộ nhân dân được đầu tư xây dựng.
Những kết quả mà Đảng bộ và nhân dân
Nghi Văn đã đạt được trong công cuộc đổi mới từ năm 1986 đến nay chính là
nhờ sự lãnh đạo, chỉ đạo năng động,
sáng tạo của các cấp ủy Đảng và sự nỗ lực phấn đấu của các tầng lớp nhân dân.
Nghi Văn đã xây dựng được một hệ thống chính trị vững mạnh,
một đội ngũ lãnh đạo năng động, dám nghĩ, dám làm, khơi dậy thành công thế
mạnh của địa phương. Xếp loại Đảng bộ, chính quyền các tổ chức đoàn thể đều được
đánh giá hoàn thành tốt và hoàn thành xuất sặc nhiệm vụ, nhiều năm Đảng
bộ xã đạt danh hiệu “Trong sạch vững mạnh” được cấp trên khen thưởng.
Những thành tựu đạt được trong suốt chiều dài
lịch sử, đặc biệt là sau 70 năm thành lập đã thể hiện tầm nhìn, tư duy và năng lực lãnh đạo của cả hệ thống chính
trị. Một hành trang mới cho một giai đoạn mới đang bắt đầu. Rồi
đây những quyết sách đầy sáng tạo, với mục tiêu cao hơn được đề ra, xã Nghi
Văn đã, đang và sẽ chuyển mình phát triển toàn diện, bền vững, xứng đáng với truyền
thống quê hương anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, là địa danh đáng nhớ,
đáng tự hào của huyện Nghi Lộc anh hung./.
Quốc Khánh