Để thực hiện Chương trình, ngay từ đầu
triển khai thực hiện và theo từng năm, Hội LHPN huyện đã tiến hành khảo sát, đánh giá nắm chắc
hoàn cảnh, thực trạng trẻ mồ côi và trẻ em mồ côi có hoàn cảnh khó khăn trên địa
bàn để bố trí nguồn lực hỗ trợ. Theo số liệu báo cáo
của Hội LHPN các đơn vị: đến
tháng 6/2024 trên địa bàn huyện có
gần 900 trẻ em mồ côi, trong đó có 317 trẻ mồ côi có hoàn cảnh khó khăn và
đặc biệt khó khăn.
Trên cơ sở đó, để triển khai thực hiện
Chương trình có hiệu quả, Ban Thường vụ Hội LHPN huyện đã kịp thời ban hành các
văn bản hướng dẫn, kế hoạch, quy chế quản lý... liên quan tới chương trình, tổ
chức lễ phát động và giao trách nhiệm cụ thể cho các đơn vị. Đồng thời quan tâm
đẩy mạnh tuyên truyền, giới thiệu về mục đích, ý nghĩa và các hoạt động của
Chương trình thông qua các kênh thông tin rộng rãi như: Cổng thông tin điện tử,
trên nền tảng mạng xã hội (zalo, facebook, trang fanpage...) nhằm nâng cao nhận
thức của Hội viên, phụ nữ, sự quan tâm của xã hội đối với việc chăm lo, bảo vệ
trẻ em mồ côi, đặc biệt là trẻ em mồ côi có hoàn cảnh khó khăn; đồng thời thông
qua đó các cấp Hội đã kêu gọi sự giúp sức từ cán bộ, hội viên phụ nữ và các nhà
hảo tâm để chia sẻ những mất mát, nỗi đau giúp các con có cuộc sống an toàn,
phát triển toàn diện.
Bên cạnh đó, Hội còn trực tiếp gặp gỡ
để vận động, lan tỏa và đã nhận được sự đồng tình, đồng hành của các cấp ủy Đảng,
chính quyền, các ban ngành, đoàn thể chính trị - xã hội, các tổ chức, cá nhân
nhà hảo tâm như: Ủỷ ban MTTQ huyện, Liên đoàn LĐ huyện, Huyện đội, Công an, Khối
nữ công Huyện ủy, UBND, Khối dân huyện…. Đặc
biệt là Hội LHPN cơ sở: bên cạnh việc tổ chức vận động, kêu gọi, tổ chức quyên
góp từ các tổ chức, cá nhân, nhà hảo tâm còn đặc biệt chú trọng tới việc
xây dựng nguồn kinh phí ngay từ chính nội lực của mình để thực hiện Chương
trình, thông qua các hình thức: Thực hiện “Thu gom phế liệu gây quỹ", "Rửa xe gây quỹ", "Bán hoa
gây quỹ"; chuyển đổi mực đích sử dụng kinh phí từ mô hình “Hũ gạo tiết kiệm” “Nuôi lợn tiết kiệm”, “Ngôi nhà
xanh”, “Quyên góp gạo” sang nhận đỡ đầu trẻ mồ côi; tổ chức các Chương trình ý nghĩa hỗ trợ trẻ mồ côi
như: “Quyển sách cũ - niềm hy vọng mới”, “Tiếp sức cho con đến trường”...
Ngoài việc hỗ trợ các con về vật chất,
tinh thần, các cấp Hội còn kết nối, trực tiếp hướng dẫn kiến thức, kỹ năng chăm
sóc sức khỏe, tâm lý, tư vấn định hướng nghề nghiệp,.. thường xuyên thăm hỏi,
nhắc nhở trẻ học tập, hướng dẫn làm việc nhà..., tạo điều kiện để các con được phát
triển trong môi trường gia đình và cộng đồng.
Sau gần 03 năm triển
khai thực hiện, tính đến tháng 6/2024
Chương
trình “Mẹ đỡ đầu kết nối yêu
thương” đã kết nối hỗ trợ được 127 cháu với mức hỗ trợ
từ 300.000 đồng đến 1.000.000/tháng/cháu. Điển hình cụ thể một số cơ quan, đơn
vị như: Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Nghi Lộc đã nhận đỡ đầu 3 cháu, cơ quan BCH
Quân sự huyện nhận đỡ đầu 3 cháu, Hội Doanh nghiệp tiêu biểu
tỉnh Nghệ An nhận đỡ đầu 3 cháu, cơ quan hội LHPN huyện nhận đỡ đầu 6 cháu …
Cùng với sự kết nối của Hội LHPN huyện, Hội PN các xã, thị
trấn đã tích cực tuyên truyền để kết nỗi hỗ trợ nhận đỡ đầu các cháu. Đến nay
29/29 cơ sở Hội đã triển khai thực hiện chương trình. Điển hình như: Hội LHPN
xã Nghi Đồng 7 cháu, Nghi Kiều 6 cháu, Nghi Văn 6…Về thời gian đỡ đầu cho đa số trẻ mồ côi trên địa bàn được
các đơn vị, tổ chức, cá nhân cam kết
đỡ đầu ít nhất là 3 năm, 5 năm và dài nhất là cho đến
khi trẻ đủ 18 tuổi.
Việc
triển khai thực hiện Chương trình trên địa bàn huyện dù chỉ mới bắt đầu cho một
hành trình dài đồng hành cùng trẻ mồ côi
nhưng với sự nỗ
lực rất lớn từ tổ chức, cán bộ, hội
viên phụ nữ trong toàn huyện cùng sự đồng hành của các đơn vị, nhà hảo Chương
trình bước
đầu đạt được kết
quả đáng khích lệ, đảm bảo các con được hỗ trợ tương đối
đồng đều, tránh bỏ sót và bằng tình yêu thương, sự sẻ chia của cộng đồng, xã hội.
Trong thời gian tới, Hội LHPN Huyện sẽ
tích cực kết nối, vận động các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân cùng
chung tay đồng hành cùng chương trình, để chương trình "Mẹ đỡ đầu - Kết nối
yêu thương" tiếp tục được lan tỏa, có nhiều hơn các tập thể, cá nhân chung
tay làm mẹ đỡ đầu trẻ mồ côi, hướng tới mục tiêu 100% trẻ mồ côi có hoàn cảnh
khó khăn trên địa bàn huyện được nhận đỡ đầu.
Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh tuyên
truyền, giới thiệu về mục đích, ý nghĩa và các hoạt động của chương trình nhằm
nâng cao nhận thức của hội viên, phụ nữ đối với công tác chăm sóc và bảo vệ trẻ
em.
Nguyễn
Thị Giang – Hội PN Nghi Lộc