UBND huyện triển khai phương án PCTT-TKCN; PTDS năm 2025 và tổng kết công tác lâm nghiệp năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.

Nghi Lộc là huyện đồng bằng ven biển,
thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai, đặc biệt là ảnh hưởng các đợt hoàn lưu
bão, áp thấp nhiệt đới, mưa lớn, ngập lụt, nắng nóng, hạn hán…gây ảnh hưởng và
thiệt hại đến đời sống, sản xuất của Nhân dân. Để chủ động trong công tác phòng
chống thiên tai, ngay từ đầu mùa mưa bão, UBND huyện đã tổ chức kiện toàn Ban
Chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự huyện và
giao nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên Ban chỉ huy cũng như các phòng, ngành,
địa phương. Duy trì nghiêm túc chế độ trực sẵn sàng ứng phó khi xảy ra thiên
tai, bão lũ; chủ động làm tốt công tác chuẩn bị đầy đủ về mọi mặt theo phương
châm “4 tại chỗ”. Tập trung làm tốt công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức
cho người dân nhằm chủ động phòng ngừa, không lơ là chủ quan trước thiên tai,
bão lũ. Chuẩn bị tốt phương án PCTT -
TKCN, trong đó lấy phòng tránh là chính. Tổ chức chặt chẽ công tác kiểm tra, kiểm
soát, đăng ký, đăng kiểm phương tiện, trang thiết bị cứu hộ, cứu nạn trên các
phương tiện và kiên quyết không giải quyết cho các phương tiện không đảm bảo an
toàn đi biển. Tiếp tục triển khai thực hiện chiến lược quốc gia phòng, chống
thiên tai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Cùng với việc triển khai phương án
phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn năm 2025, hội nghị đã tập trung thảo luận,
đánh giá kết quả công tác Lâm nghiệp năm 2024; triển khai các giải pháp phấn đấu
hoàn thành tốt các mục tiêu, nhiệm vụ trong năm 2025;
Theo kết quả theo dõi diễn biến rừng năm
2024 huyện Nghi Lộc có tổng diện tích có
rừng và rừng trồng chưa thành rừng là 8605,46 ha. Trong đó: Tổng diện tích có rừng:
8.442,68 ha. Độ che phủ rừng: 26,9 %. Trong năm 2024, các chỉ tiêu phát triển,
sản xuất trong lĩnh vực lâm nghiệp trên địa bàn huyện đạt và vượt mức chỉ tiêu
UBND tỉnh giao. Công tác BVR&PCCCR được triển khai đồng bộ từ huyện xuống
cơ sở. Các thành viên trong BCĐ huyện đã thực sự vào cuộc, thường xuyên kiểm
tra, đôn đốc địa bàn được phân công. Cán
bộ kiểm lâm địa bàn thực sự bám cơ sở để
tham mưu cho các xã thực hiện công tác BVR&PCCCR. Trong công tác cứu chữa
cháy rừng, công tác phối kết hợp giữa lực lượng Kiểm lâm, Công an, Quân sự và lực
lượng tại chỗ của chủ rừng và lực lượng Trung
đội mạnh các xã đã được thực hiện tốt, với tinh thần quyết tâm cao trong
công tác cứu chữa cháy rừng.
Dịp này, có 5 tập thể và 5 cá nhân được
UBND huyện Nghi Lộc trao giấy khen về thành tích xuất sắc trong công tác Lâm
nghiệp năm 2024./.
Thu
Hiền – Quang Dũng