Ban Thường vụ Huyện ủy ban hành Chỉ thị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện.

Công
tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục về môi trường được chú trọng. Chương trình
mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới được tập trung chỉ đạo quyết liệt, huy
động được sự tham gia vào cuộc của cả hệ thống chính trị, phát huy được sức mạnh
của toàn xã hội, góp phần làm thay đổi rõ rệt cảnh quan môi trường, nâng cao chất
lượng môi trường sống nhất là khu vực nông thôn; ý thức, trách nhiệm của người
dân về bảo vệ môi trường có nhiều chuyển biến tích cực, phong trào vệ sinh môi
trường được phát động rộng rãi với nhiều mô hình và cách làm sáng tạo. Vấn đề ô
nhiễm rác thải cơ bản được xử lý; việc thu gom, vận chuyển rác thải dần đi vào
nề nếp, tỷ lệ thu gom rác thải toàn huyện đạt trên 92%. Các điểm ô nhiễm về môi
trường tiếp tục được giám sát và tập trung xử lý, không để phát sinh các điểm ô
nhiễm mới. Ý thức chấp hành các quy định về bảo vệ môi trường tại các cơ sở sản
xuất kinh doanh và cộng đồng dân cư từng bước được nâng lên. Công tác kiểm tra
việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường tại các cơ sở sản
xuất kinh doanh được quan tâm thường xuyên, kịp thời chấn chỉnh, xử lý các trường
hợp sai phạm.
Bên
cạnh những kết quả đạt được, việc quản lý, bảo vệ môi trường trên địa bàn vẫn
còn một số tồn tại, hạn chế, đó là: Công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường
tại một số cơ sở chưa được quan tâm đúng mức; trên địa bàn huyện vẫn còn một số
điểm ô nhiễm về môi trường chưa được xử lý dứt điểm. Tỷ lệ thu gom và xử lý rác
thải, nước thải vẫn chưa đáp ứng yêu cầu cho mục tiêu xây dựng nông thôn mới
nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; tình trạng ô nhiễm môi trường trong quá trình
xử lý tại bãi tập kết rác thải và trong hoạt động chăn nuôi tập trung, chăn
nuôi quy mô nông hộ còn xảy ra tại nhiều địa phương. Hoạt động khai thác, vận
chuyển khoáng sản còn gây ô nhiễm môi trường; một số tổ chức, cá nhân chưa chấp
hành nghiêm các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường…
Nguyên
nhân chủ yếu của những hạn chế trên là do nhận thức của một số bộ phận cán bộ,
đảng viên và nhân dân còn hạn chế; nguồn lực đầu tư của Nhà nước, của các doanh
nghiệp và cộng đồng dân cư cho lĩnh vực bảo vệ môi trường chưa đáp ứng yêu cầu.
Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý của cấp ủy, chính quyền một số địa phương về
công tác bảo vệ môi trường chưa được quan tâm đúng mức; chưa phát huy hết vai
trò của các tổ chức chính trị xã hội trong công tác bảo vệ môi trường. Công tác
phối hợp, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về bảo vệ môi trường chưa thật sự
đồng bộ, đôi lúc còn thiếu kiên quyết. Đội ngũ cán bộ chuyên trách môi trường ở
cấp cơ sở nhìn chung còn hạn chế về năng lực và trình độ chuyên môn.
Để
tạo sự chuyển biến tích cực trong công tác bảo vệ môi trường, đảm bảo định hướng
phát triển bền vững.Ban
Thường vụ Huyện ủy đã ban hành Chỉ
thị 21 CT/HU ngày 21/5/2024 về tăng cường sự lãnh đạo
của Đảng đối với công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện, trong đó yêu cầu các cấp ủy đảng,
chính quyền; các cơ quan, ban, ngành; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể tập
trung lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm:
Thứ nhất:
Tiếp tục tuyên truyền, phổ biến rộng rãi các chủ trương, đường lối của Đảng,
chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác bảo vệ môi trường. Tăng cường hơn
nữa công tác tuyên truyền, giáo dục để tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức
và hành động của cán bộ, đảng viên, người dân, doanh nghiệp về trách nhiệm, ý
thức bảo vệ môi trường.
Thứ hai: Cấp ủy, chính
quyền các cấp tổ chức thực hiện đồng bộ các giải pháp bảo vệ môi trường; chủ động
rà soát, xác định rõ nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm về bảo vệ môi trường của địa
phương để tập trung chỉ đạo, thực hiện có hiệu quả; duy trì và nâng cao chất lượng
tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.
Các ban, ngành, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị xã hội từ huyện
đến cơ sở phải xác định công tác bảo vệ môi trường là nhiệm vụ trọng tâm và thường
xuyên, liên tục.
Thứ ba:
Ủy ban nhân dân huyện ban hành các văn bản hướng dẫn, xây dựng kế
hoạch, cụ thể hóa thành các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp để triển
khai thực hiện, trong đó cần tập trung vào một số nhiệm vụ: huy động các nguồn lực,
tranh thủ nguồn vốn hỗ trợ từ các chương trình, dự án để đầu tư cho công tác quản
lý, bảo vệ môi trường; tổ
chức thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thu gom, vận
chuyển xử lý rác thải; tổ
chức đánh giá các mô hình về bảo vệ môi trường đã thực hiện tại các địa phương,
cơ quan, đơn vị; tiếp tục chỉ đạo xây dựng, phát triển các mô hình mới, đồng thời
nhân rộng các mô hình, điển hình có hiệu quả;
tăng
cường công tác kiểm tra, chấn chỉnh công tác bảo vệ môi trường tại các trang trại
chăn nuôi tập trung, chăn nuôi quy mô nông hộ. Kịp thời xử lý nghiêm các trường hợp vi
phạm pháp luật về môi trường… không để phát sinh các cơ sở gây ô nhiễm môi trường
nghiêm trọng.
Thứ tư: Mặt trận Tổ quốc
và các tổ chức chính trị - xã hội huyện chủ động phối hợp xây dựng các chương
trình, kế hoạch về bảo vệ môi trường; tổ chức tuyên truyền, vận động các tổ chức
thành viên, đoàn viên, hội viên, các tầng lớp nhân dân nâng cao ý thức, trách
nhiệm trong công tác bảo vệ môi trường, tổ chức tốt các phong trào thi đua, xây
dựng các mô hình về công tác bảo vệ môi trường, xây dựng cảnh quan xanh - sạch
- đẹp; xây dựng và nhân rộng các mô hình tự quản, thực hiện tốt việc giám sát,
phát hiện, tố giác các hành vi vi phạm về môi trường.
Minh Đức