Năm 1954 Nghi Long
có 7 làng gồm : Danh Yên Sơn, Mỹ Ngọc, Vĩnh Long, Ông La, Kim Diên, Kim Nghĩa
và Kim Ngọc. Từ năm 1958 đến cuối năm 1993 tên làng thay đổi theo quy mô Hợp
tác xã nông nghiệp. Đầu 1994 đến năm 2006 được chia làm 17 xóm, năm 2006 đến năm 2019 Nghi Long còn 16 xóm
do xóm 17 nhập về thị trấn Quán
Hành. Từ năm 2019 nay Nghi Long nhập lại
còn 10 xóm với tên gọi của của các xóm là Bắc Sơn, Nam Sơn, Vĩnh Long, Trung
Sơn, Kim Diên, Mỹ Giang, Kim La, xóm Thành, Kim Nghĩa và Kim Ngọc.
Những ngày đầu thành lập xã, để vượt
lên mọi khó khăn thách thức Nghi Long từng bước
khai thác tiềm năng thế mạnh, huy động mọi nguồn lực, lãnh đạo, chỉ đạo nhân
dân xây dựng đời sống kinh tế - xã hội, phát động các phong trào thi đua sản xuất,
thi đua ái quốc, tăng cường sức mạnh về quân số và của cải phục vụ cho bà con
nhân dân và tiếp tục chi viện cho chiến trường Miền Nam.
Nghi Long không chỉ được
biết đến là một miền quê năng động, phát triển, mà còn là vùng đất có bề dày
truyền thống văn hóa cách mạng, yêu nước, kiên cường, bất khuất trong chiến đấu
để bảo vệ Tổ quốc. Vào cuối thế kỷ 19 và ngay từ những năm 20 của thế kỷ XX, những
người con ưu tú của quê hương Nghi Long với lòng yêu nước, đã sớm tham gia hoạt
động cách mạng. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân Nghi Long đã hang hái tham
gia phong trào Xô viết Nghệ Tỉnh 1930 – 1931, có nhiều người con ưu tú đã anh dũng hy sinh tiêu biểu
như các đồng chí Đặng Khắc Điếng, Nguyễn Quang Nhờn, Đặng Thọ Chính, Lê Đình Lập...
Từ năm 1964 đến năm 1975 đế quốc Mỹ
điên cuồng đánh phá miền Bắc, Nghi Long là nơi có tuyến huyết mạch giao thông
quan trọng nối liền Bắc Nam có nhiều trọng điểm đánh phá của đế quốc Mỹ như ga
Quán Hành, kho Lương thực Nghi Lộc, Cầu Cấm là nơi túi bóm, túi đạn của quân
thù, hòng chia cắt đường chi viện cho miền Nam. Giặc Mỹ điên cuồng ném
bom bắn phá địa bàn xã Nghi
Long đã làm chết 32 người, bị thương 12 người, phá huỷ 18 ngôi nhà, trường học
trụ sở làm việc và nhiều tài sản khác của nhân dân. 40 ha đất sản xuất của nhân
dân bị bom cày xới không sản xuất được. Riêng Cầu Cấm phải chịu 80 trận đánh
của bom đạn Mỹ.

Với khẩu hiệu “xe chưa qua, nhà không tiếc”
nhân dân Nghi Long đã dỡ 52 gian nhà làm cầu cho xe qua, đào đắp hàng ngàn m3 đất đá, xây dựng các công sự
trận địa chiến đấu, san lấp những hố
bom, đào đắp công sự cho các trận địa pháo phòng không, giao thông hào… cả xã
Nghi Long lúc bấy giờ trở thành một chiến trận. Và niềm tự hào của cán bộ và
nhân dân Nghi Long vẫn còn
in đậm trong ký ức, dưới sự lãnh đạo của xã, lực lượng
trực chiến phòng không dũng cảm, kiên cường đã bắn rơi 02 máy bay A4, bắt sống 01 phi
công Mỹ làm nức lòng, cổ vũ quân và dân toàn tỉnh.
Đất nước vang khúc ca khải hoàn, có 232 người con của
quê hương
Nghi Long đã anh dũng hi sinh trên các chiến trường, 70 thương binh,
bệnh binh, 12 Bà mẹ được phong tặng mẹ Việt Nam Anh hùng, 18 Lão thành cách mạng,
04 người tiền khởi nghĩa và 5 người được thưởng huân chương bậc cao, 778 người
được thưởng Huân chương, 1000 hộ dân được thưởng huy chương, 02 người được
phong tặng danh hiệu dụng sỹ diệt Mỹ, nhiều người đã trưởng thành trong
chiến đấu trở thành sĩ quan cao cấp trong quân đội... như đồng chí trung
tướng Phạm Hồng Minh, Thiếu tướng Lê Huy Lãm, Đại tá Nguyễn Viết Lan, anh hùng
lực lượng vũ trang Đặng Thọ Truật. Với những thành tích to lớn trong hai cuộc
kháng chiến và xây dựng chủ nghĩa xã hội, Năm 1996 Đảng bộ, chính quyền và
nhân dân Nghi Long được Chủ tịch nước quyết định phong tặng danh hiệu “Anh
hùng lực lượng vũ trang nhân dân”.
Trên linh vực phát triển kinh tế. Xã tập trung chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế, cơ cấu giống
cây trồng vật nuôi, xây dựng các mô hình kinh tế nông nghiệp công nghệ cao, mô hình sản xuất nông nghiệp đạt tiêu chuẩn
VietGAP vào sản xuất. Các hộ dân đã mạnh dạn đưa các loại cây trồng cho thu nhập cao vào sản
xuất như cây dưa lưới, dưa lê Hàn Quốc, dưa lê, bưởi diễn và các loại hoa
như hoa cúc, hoa ly ở Xóm Kim Nghĩa, Xóm
Thành. Đến nay, Dưa Lưới và Bưởi diễn Nghi Long là 2 sản phẩm được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao. Ngoài ra, xã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, tạo mọi điều kiện để
các hộ dân mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. Toàn xã hiện có 198 hộ dân buôn bán, sản xuất
kinh doanh, dịch vụ làm ăn ổn định đem lại thu nhập cao. Nhiều doanh nghiệp lựa chọn mảnh đất mảnh đất Nghi Long để đầu tư sản xuất
kinh doanh
tạo công ăn việc làm
hàng trăm lao động địa phương.
Nhờ đó góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 0,76%, hộ khá giàu đạt 37%,
Bình quân thu nhập đầu người đạt trên 59,7 triệu đồng/ người/ năm. Đến nay, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt
9,4%/năm
Không chỉ đạt được những thành tựu về
kinh tế, mà văn hóa, giáo dục Nghi Long
đạt được nhiều thành quả đáng ghi nhận. Là mảnh
đất có tryền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo được hun đúc qua nhiều thời kỳ. Có dòng họ 4 đời làm tiến sỹ như dòng họ Đinh Văn. Cụ Lê
Văn Miến là Thầy giáo, hoạ sỹ nổi tiếng của Việt Nam đầu thể kỷ 20, Cụ là người thầy dạy học cho Nguyễn Tất Thành
lúc bấy giờ, Tiến sỹ phật học hoà thượng Thích Minh Châu nguyên đại biểu quốc hội
khoá 7, 8, 9 đã nói lên truyền thống học tập của quê hương Nghi Long. Phát huy
truyền thống đó, Đảng bộ, chính quyền xã đã và đang đẩy mạnh công tác giáo dục,
đề ra nhiều hình thức khuyến khích con em ra sức học tập và phấn đấu xây dựng
quê hương. Phong trào học tập, dòng họ học
tập, cộng đồng học tập được chăm lo xây dựng. Cùng với đó, Xã luôn đặc biệt quan tâm phong trào xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, nhất là
xây dựng gia đình văn hóa, làng văn hóa. Quan tâm giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống của cha ông, tôn tạo giữ gìn
cụm di tích lịch sử Đền, Đình, Chùa và một số hệ thống nhà thờ của 42 dòng họ
được ông cha xây dựng lâu đời.
Toàn xã có trên 94% hộ đạt danh hiệu
“gia đình văn hóa”, 10/10 xóm được công nhận làng văn hóa, có 06 dòng họ và 05
cơ quan, đơn vị đạt danh hiệu văn hóa. Cơ sở vật chất trường lớp ngày càng
khang trang, chất lượng dạy và học không ngừng được nâng cao. Tỷ lệ học sinh giỏi,
học sinh đậu vào các trường đại học, cao đẳng năm sau cao hơn năm trước. 3 trường học luôn giữ vững danh hiệu trường đạt
chuẩn quốc gia.
Bằng chính sức mình, phát huy tốt
các tiềm năng, nội lực, cơ sở vật chất của từng hộ gia đình và xã
hội được xây dựng khang trang. 100%
hộ được dùng điện, hệ thống đài truyền thanh thông minh, có 11,9 km
đường xã được nhựa hoá, 16,54 km đường liên thôn, liên gia được bê tông hoá
đảm bảo lưu thông thuận tiện. Các đường liên xã, liên xóm được lắp đặt biển chỉ
dẫn, biển báo giao thông, gờ giảm tốc tại các nút giao nhau với trục đường xã. 39,3/ 39,6km đường
qua khu dân cư được lắp đèn chiếu sáng và đường cờ. Hệ thống công trình thuỷ lợi,
giao thông nội đồng, hệ thống điện được đầu tư, nâng cấp đạt chuẩn đáp ứng nhu
cầu sản xuất kinh doanh và sinh hoạt của nhân dân.
Nhờ có ý đảng lòng dân, đưa quê hương Nghi Long đạt chuẩn NTM nâng cao vào năm 2021,
và được Chủ tịch nước
Cộng hòa XHCNVN tặng bằng khen xây dựng nông thôn mới. Qua xây dựng NTM nâng cao, Nông thôn mới
kiểu mẫu càng khẳng định thêm những dấu ấn đậm nét về cốt cách, bản
sắc con người Nghi Long “ thủy chung, son sắt, mạnh mẽ,
sáng tạo”.
Trải qua 28 kỳ đại hội, ở mỗi
thời kỳ cách mạng, Đảng bộ Nghi Long đã lãnh đạo nhân
dân trong xã đoàn kết nắm bắt thời cơ, vượt qua thử thách xây dựng quê hương
ngày càng đổi mới, tô thắm thêm truyền thống yêu nước sáng ngời của đất và người
nơi đây.
70 năm xây dựng
và trưởng thành, từ những xóm làng nhỏ, dân cư thưa thớt thì Nghi Long ngày nay đã mở mang phát triển với diện tích tự nhiên 768,78ha, hơn 8 .000 người. Từ một chi bộ có rất ít đảng viên, đến nay toàn Đảng bộ
đã phát triển lớn mạnh với 394 đảng viên sinh hoạt ở 16 chi bộ.
Trong nhiều
năm nay, Đảng bộ xã Nghi
Long liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, được cấp
trên công nhận là Đảng bộ trong sạch vững mạnh. Thành tích
này đã minh chứng cho sức vươn mạnh mẽ, là kết quả của ý chí quyết tâm, tinh thần
đoàn kết thống nhất cao trong toàn Đảng bộ và nhân dân xã nhà.
70 năm xây dựng
và trưởng thành của Nghi
Long - một chặng đường
ghi dấu ấn đậm nét bởi tinh thần đoàn kết, nỗ lực của cán bộ, đảng viên và các
tầng lớp nhân dân. Những thành quả quan trọng, nổi bật mà Nghi Long đạt được những năm qua đã nhân lên niềm
tin và khát vọng, thêm quyết tâm xây dựng quê hương ngày một phát triển giàu mạnh,
văn minh, hiện thực hóa khát vọng đưa Nghi Long trở thành xã NTM kiểu mẫu
vào năm cuối
2024.
Song Hương