Trước đây bà con nông dân huyện Nghi Lộc chăn
nuôi trâu bò chủ yếu vì mục đích cày kéo và lấy phân hữu cơ bón ruộng. Hiện nay
khâu làm đất trong sản xuất nông nghiệp, cơ bản được cơ giới hóa, sức kéo của
trâu bò chỉ hộ trợ một phần, chăn nuôi kiểu cũ không còn phù hợp. Bởi vậy những
năm gần đây bà con nông dân trong huyện Nghi Lộc chuyển mạnh sang chăn nuôi
trâu bò hàng hóa đem lại hiệu quả kinh tế cao.Đặc biệt có 9 xã nằm ở phía tây có
diện tích tự nhiên rộng, trong đó có nhiều diện tích đất đồi núi, diện tích đất
đồng ruộng, trong năm có nhiều thời gian chuyển vụ nên rất thuận lợi cho chăn
nuôi đàn trâu bò. Hiện nay tổng đàn trâu bò của huyện Nghi Lộc ước lên tới 25.000
con, chủ yếu được chăn nuôi theo hướng hàng hóa. Nhờ được sự hướng dẫn kỷ thuật
của khuyến nông trong chăn nuôi, thông qua những lớp học của khuyến nông mở tại
cơ sở, bà con nông dân nhanh chóng tiếp thu những tiến bộ KHKT nên đàn trâu bò
rất phát triển, ở đây người dân chăn nuôi theo 2 phương thức, chăn nuôi sinh
sản và chăn nuôi vỗ bé.
Gia đình chị Nguyễn thị Hạnh ở xóm 7 xã Nghi
Kiều (Nghi Lộc), mấy năm nay đầu tư xây chuồng trại chăn nuôi trâu vỗ béo. Gia
đình chị thường mua trâu loại nhỡ khoảng trên 1 năm tuổi với giá khoảng 22
triệu đồng. Trước đó chị đã chuẩn bị đủ nguồn thức ăn, gồm thức ăn xanh (trồng
chuối trong vườn ), thức ăn khô (rơm rạ), và thức ăn tinh, đặc biệt chị áp dụng
đúng kỹ thuật chăn nuôi. Chỉ sau 1 năm xuất chuồng được 45 triệu đồng, trừ chi
phí chị còn lãi ròng 20 triệu đồng. Sau khi xuất chuồng gia đình chị tiếp tục
mua trâu loại nhỡ về nuôi để quay vòng khép kín thời gian. Gia đình chị còn có
dự định mở rộng chuồng trại, để mua cả Trâu mạ về chăn nuôi theo hướng chăn
nuôi sinh sản nữa.

Mô hình chăn nuôi trâu vỗ béo tại huyện Nghi Lộc
Tại huyện Nghi Lộc có nhiều hộ gia đình nông
dân đầu tư xây dựng chuồng trại quy mô rộng, để chăn nuôi trâu bò với số lượng
lớn như gia đình ông Nguyễn Phúc Hiển ở xóm 8 xã Nghi Kiều. Hiện tại gia đình
ông đang chăn nuôi 16 con bò, ông Nguyễn Văn Sáu 58 tuổi (cùng xóm với ông
Hiển), đang chăn nuôi tổng đàn 21 con, trong đó có 12 con bò và 9 con trâu),
mỗi năm thu lãi 200 triệu đến 300 trăm triệu đồng /1 gia đình. Trong khi đó đàn
trâu bò gốc vẫn giữ nguyên về số lượng. Không những gia đình ông Hiển, ông Sáu
mà trên địa bàn huyện Nghi Lộc có rất nhiều hộ gia đình nông đân hiện tại chăn nuôi trâu bò theo quy
mô trang trại, gia trại với hàng mấy chục con, những hộ gia đình đó hàng năm có
nguồn thu lớn.
Một số xã phía tây huyện Nghi Lộc như xã;
Nghi Kiều,Nghi Lâm, Nghi Văn… còn thêm một thuận lợi nữa, địa bàn các xã này ở
gần với chợ Ú thuộc xã Đại Sơn (Đô Lương), là chợ trung tâm mua bán trâu bò của
tỉnh Nghệ An. Tận dụng nguồn lợi dó, nhiều hộ gia đình nông dân đầu tư chăn
nuôi theo phương thức chăn nuôi vỗ béo nhanh, cũng mang lại hiệu quả kinh tế
cao. Bò được chọn về nuôi là gò gầy trọng lượng khoảng 100 kg đến 120 kg. Khi
đưa về nuôi, bà con sử dụng thức ăn cho bò như dây khoai, cây ngô, rơm, có thêm
chất bột mỗi ngày 2 kg đến 3 kg cho 1 con. Chăn nuôi 3 tháng đến 4 tháng khi Bò
đạt 200 kg đến 250 kg là xuất chuồng, để quoay lại vòng mới, khép kín năm này
qua năm khác. Với phương pháp đó, sau khi đã trừ mọi chi phí, trung bình 1 con
trong 1 tháng lãi 1,5 triệu đến 2 triệu đồng, những hộ gia đình đầu tư chăn
nuôi nhiều con Bò trong một thời kỳ thì cho thu nhập cao.
Hiệu quả trong chăn nuôi trâu bò cao, thu
nhập từ chăn nuôi đã đem lại nguồn thu lớn cho bà con nông dân, không những
giúp nông dân xóa đói giảm nghèo, mà tiến tới làm giàu trên quê hương của mình,
từ đó góp phần vào sự phát triển kinh tế của huyện nhà.
Nguyễn Văn Xinh
Xã Nghi
Kiều, Nghi Lộc
|